Sự Lựa Trọn Cho Người Thảo Tin

Ads

Breaking

CỤC DIỆN 2023: Vụ Ngân Hàng SVB Sụp Đổ... (230320)

 CỤC DIỆN 2023:


Vụ Ngân Hàng SVB Sụp Đổ... (230320)

Tuần qua, biến động bùng nổ khi Ngân hàng S.V.B. tại Silicon Valley miền Bắc California phá sản. Rồi vài ngân hàng khác bị khủng hoảng, như First Republic Bank tại San Francisco hay Crédit Suisse của Thụy Sĩ...



Nhiều người tất nhiên hốt hoảng: khủng hoảng và hốt hoảng có cùng một gốc là ‘hoảng’!... Thật ra, mỗi nơi mỗi khác.

Trong tinh thần “giải ảo”, tôi xin khỏi nói về chủ trương chính trị cực tả của S.V.B. và mẹ là Tổ hợp (hay Tập đoàn) Silicon Valley Financial Group mà chú ý đến hệ thống quản trị kỳ lạ - và đáng chết - của Ngân hàng S.V.B. Cực tả thật ra là cực ngu! (Hệ thống truyền thông Người Vẹt, Người Vịt không dám nói về vụ đó vì ngu không kém, nên có hiểu gì đâu!)

Đây nhé, đầu tiên là vài định nghĩa, xin quý vị đọc kỹ:

Ngân hàng là doanh nghiệp... vay tiền để làm giàu về tài chánh! (Hình như tác giả Alexandre Dumas của Pháp cho ta định nghĩa đểu mà đúng: “kinh doanh là làm giàu bằng tiền của người khác!”) Vâng, ngân hàng vay tiền khi nhận ký thác của các thân chủ: quý vị và chúng tôi là chủ nợ của ngân hàng đấy! Rồi họ dùng tiền ký thác đó đầu tư qua nhiều ngả, như mua tài sản hoặc cho vay với mục đích kiếm lời để trả cho thân chủ ký thác và bỏ túi mình.

Nhưng muốn làm giàu một cách an toàn cho mình và cho các thân chủ thì phải tìm cách đầu tư ít rủi ro nhất. Yếu tố diễn tả mức an toàn (ít rủi ro) là khả năng chuyển hóa đầu tư đó ra tiền mặt, càng sớm càng hay khi thân chủ ký thác tới ngân hàng đòi rút tiền! Thuật ngữ tài chánh và kế toán gọi yếu tố đó là thanh khoản, hiện kim, hay tiền mặt - dịch từ “liquidity”. Ngày xưa, vài cơ quan trong nước dịch khái niệm “liquidity” ra... “khả năng chống phá sản”. Không sai mà vẫn dốt khi đòi cải tạo cả nước!

Quý vị đọc gần 400 chữ rồi nhé, chúng ta chạy về S.V.B....

Ngân hàng S.V.B. có biệt tài huy động ký thác: vay bạc tỷ của thiên hạ nhờ chiến lược dùng tiền đó đầu tư vào các công ty có sáng kiến làm giàu tại khu vực nổi tiếng đầy sáng kiến của nước Mỹ và thế giới, Silicon Valley, theo kiểu “tư bản mạo hiểm” (lại dịch từ gốc là ‘venture capitalist’).

Nhưng thu tiền vào rồi, khi chi ra để đầu tư - làm giàu cho mọi người - thì S.V.B. vỡ mặt! Đây mới là phần hấp dẫn – và then chốt nheng...

1) Về thuật ngữ kế toán – xin lỗi nhé – có nội dung pháp lý thì từ mùa Thu 2022 (cuối Tháng Chín, sáu tháng trước, bà con ơi) S.V.B. đã vỡ nợ vì tích sản (assets, tài sản của ta) thấp hơn tiêu sản (liabilities). Nôm na: nợ cao hơn khả năng thanh toán! Đây là căn cứ trên phúc trình chính thức gọi là “kết toán tài chánh” hay ‘financial statement’. Cơ quan hữu trách là Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) được báo cáo đó mà lại chểnh mảng trong công vụ, không can thiệp (không báo động vì gây hốt hoảng) nhưng phải cho S.V.B. biết sự tình mà sớm điều chỉnh.

2) Nếu các thân chủ gửi tiền ký thác mà ào ạt rút tiền thì S.V.B. mặc nhiên phá sản (nặng hơn vỡ nợ nheng!) Đây là điều đã xảy ra trong thực tế, chỉ có vài ngày thôi. Nhưng tại sao vậy?

3) Bản quản trị mắc bệnh chủ quan vì tưởng đầu tư nhiều tỷ đô la vào nơi an toàn nhất, không có rủi ro: mua trái phiếu Mỹ (xin viết ngay là “bonds”) dù lời ít thì vẫn chắc hơn đầu tư vào cổ phiếu (“stocks”).

4) Thật ra, sống trong đời thì có nơi nào... không rủi ro? Khi mua trái phiếu (giấy nợ), ngân hàng mua cả Công khố phiếu là giấy nợ của Chính quyền Hoa Kỳ, an toàn nhất mà! Tới kỳ hạn (hai năm hay 10, 30 năm) thì được trả vốn mà từ nay đến đó vẫn được trả tiền lời, gọi là phân lời (yield)...

5) Tôi bỏ ra một đô la (100 xu) mua tờ giấy nợ có cam kết là tới kỳ hạn sẽ được trả lại một đô la, mà từ nay đến đó vẫn có tiền lời... Nếu tiền lời là 2% thì cũng được. Lên tới 5% thì càng hay. Nhưng, bà con ơi, khi phân lời tăng thì giá trái phiếu sụt! Nên từ nay đến đó, tôi lấy lại được 100 xu không? Dạ không!

6) Diễn giải cho dễ hiểu: nếu Ngân hàng Trung ương nâng lãi suất căn bản từ 2-3% lên 5% (đang xảy ra) thì ai dại gì mua tờ trái phiếu chỉ có phân lời 2%? Người ta so sánh và chọn lựa chứ?

7) Khi thấy thị trường có thể trả 5% tiền lời thì ai mua trái phiếu chỉ được phân lời 2%? Nôm na hơn nhé? Một cổ phiếu trị giá 20 đô la mà đem lại 5% tiền lời thì ta có một tỳ! Một trái phiếu trị giá 20 đô la mà trả 2% phân lời thì ta chỉ còn là 0,40 xu.

Kết luận? S.V.B. lấy giải pháp đầu tư an toàn nhất khi thị trường đảo chiều, Fed tăng giá tới mức cao nhất từ 40 năm nay. SVB bèn chết tươi...

Tài sản đầu tư trị giá 17 tỷ đô la của Ngân hàng Crédit Suisse cũng thế.


No comments:

Post a Comment